Thứ Ba, Tháng Năm 14, 2024
spot_imgspot_imgspot_imgspot_img
HomeXu hướng công nghệXu hướng nhà thông minh - Ưu nhược điểm của nhà thông...

Xu hướng nhà thông minh – Ưu nhược điểm của nhà thông minh

spot_imgspot_imgspot_imgspot_img

Trong thời đại công nghệ ngày nay, xu hướng nhà thông minh đang trở thành một trong những xu hướng phát triển đáng chú ý nhất. Với sự tiến bộ của Internet of Things (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI), ngôi nhà thông minh không còn chỉ là một khái niệm từ truyện khoa học viễn tưởng mà đã trở thành hiện thực đáng mơ ước. Ngày càng nhiều người trên khắp thế giới đang chuyển dịch từ những ngôi nhà truyền thống sang các ngôi nhà thông minh, tận dụng những tiện ích và sự thuận tiện mà công nghệ mang lại. Hãy cùng nhau khám phá những điểm nổi bật cũng như một vài hạn chế của xu hướng nhà thông minh này nhé!

1, Nhà thông minh là gì?

Nhà thông minh có thể được hiểu là một căn nhà được thiết kế, lắp đặt các đồ dùng, thiết bị điện tử có thể điều khiển tự động từ khoảng cách xa bằng những thiết bị có kết nối internet. Các thiết bị trong ngôi nhà thông minh được kết nối với nhau thông qua internet, từ đó giúp người dùng điều khiển dễ dàng hơn.

Xu hướng nhà thông minh
Xu hướng nhà thông minh

2, Xu hướng nhà thông minh hiện nay

Hiện nay, phân khúc nhà thông minh đang chiếm ưu thế vượt trội. Theo báo cáo của The Brainy Insights, tỷ lệ thị phần của nhà thông minh không dây trong năm 2022 đạt tới 46%. Đặc biệt, phân khúc này được ước tính sẽ phát triển nhanh chóng, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) lên tới 15,4% trong giai đoạn từ 2023 tới 2030 (theo IndustryARC). Đây là một kết quả đáng chú ý, được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố. Trong đó, không thể không kể đến các công nghệ không dây mới cùng sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ internet vạn vật (IoT).

Với những tiềm năng đó, nhiều nhà phát triển và xâm nhập thị trường nhà thông minh Việt Nam như Makihome, Bkav,… Các doanh nghiệp phần lớn cung cấp các giải pháp nhà thông minh thiên về giải pháp chiếu sáng, an ninh an toàn, điều khiển thiết bị qua smartphone, qua loa thông minh,…

3, Ưu điểm

–        Chi phí lắp đặt phù hợp

So với hệ thống có dây, nhà thông minh không dây có giá thành đầu tư thấp hơn, phù hợp với kinh tế nhiều người Việt.

–        Linh hoạt trong việc thay đổi, nâng cấp:

Sử dụng các kết nối không dây nên hệ thống nhà thông minh không đòi hỏi phải đục tường, can thiệp vào hệ thống sử dụng hay đòi hỏi hệ thống tủ điều khiển phức tạp, cồng kềnh. Người dùng có thể thay đổi, nâng cấp các thiết bị một cách dễ dàng, không ảnh hưởng đến kiến trúc ngôi nhà.

–        Lắp đặt đơn giản, không ảnh hưởng tới cấu trúc hạ tầng:

Với kết nối không dây, hệ thống nhà thông minh không yêu cầu đục tường hay can thiệp vào hệ thống điện. Người dùng thậm chí có thể tự lắp đặt các thiết bị một cách nhanh chóng, tiện lợi mà không cần tới sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên gia.

–        Thời gian thi công ngắn:

Do lắp đặt đơn giản, quá trình thi công cũng rút ngắn hơn so với hệ thống nhà thông minh có dây vì cắt giảm được khâu tốn thời gian. Thông thường chỉ cần 2– 3 ngày là có thể hoàn thiện hệ thống nhà thông minh.

–        Dễ dàng mở rộng hệ thống nhà thông minh:

Người dùng có thể dễ dàng cài đặt thêm các thiết bị mới vào hệ thống nhà mà không cần phải kéo dây hay nâng cấp phần mềm.

4, Nhược điểm

–        Phạm vi hệ thống bị hạn chế:

Việc điều khiển các thiết bị trong hệ thống phụ thuộc vào các kết nối không dây như Wifi, Zigbee, Ble Mesh… Tuy nhiên, độ ổn định của hệ thống sẽ bị ảnh hưởng một phần bởi một số vật liệu như kim loại, bê tông, gỗ… tại công trình và khoảng cách giữa các thiết bị với nhau.

–        Hạn chế trong tích hợp các thiết bị khác nhau:

Hiện nay, các thiết bị nhà thông minh sử dụng nhiều giao thức kết nối khác nhau. Điều này dẫn đến tình trạng không tương thích của một số thiết bị tới từ các nhà sản xuất khác nhau, gây ra khó khăn khi người dùng cố gắng quản lý đồng thời nhiều thiết bị thông minh.

–        Hoạt động của nhà thông minh không dây có thể bị gián đoạn nếu kết nối mạng gặp sự cố:

Với hệ thống nhà thông minh không dây, mạng wifi không ổn định có thể làm gián đoạn việc điều khiển và truyền tải dữ liệu.

Mạng wifi, bluetooth,… có thể bị tấn công hoặc lợi dụng để xâm nhập vào hệ thống, gây ra các vấn đề về an ninh, bảo mật thông tin nếu sử dụng các thiết bị không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thông tin.

Để có được một ngôi nhà thông minh, hiện đại và tiện nghi, thì giải pháp cho nhà thông minh là điều đáng được quan tâm. Cùng tìm hiểu thêm về các giải pháp nhà thông minh cũng như xu hướng công nghệ tại đây nhé!

 

Bài Viết Liên Quan
- Advertisment -

Bài Viết Phổ Biến

Translate »