Thứ sáu, Tháng mười 4, 2024
spot_imgspot_imgspot_imgspot_img
HomeMẹo công nghệPhòng ngừa và hạn chế đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn...

Phòng ngừa và hạn chế đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trong mùa hè

spot_imgspot_imgspot_imgspot_img

SKĐS- Vào mùa hè, với sự thay đổi liên tục của thời tiết tác động lớn đến các bệnh hô hấp mạn tính nói chung trong đó có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay còn gọi COPD.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay còn gọi là COPD thường gây kích ứng đợt cấp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân nếu không biết cách phòng và điều trị hợp lý. Nguyên nhân là do thời tiết mùa hè, thường chuyển từ nắng nóng sang mưa rào, thay đổi nhiệt độ và độ ẩm là điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển,gây kích ứng đường hô hấp.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh hô hấp phổ biến có thể phòng và điều trị được. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng và giới hạn luồng khí, là hậu quả của những bất thường ở đường thở và/hoặc phế nang thường do phơi nhiễm với các phân tử hoặc khí độc hại, trong đó có khói thuốc lá, thuốc lào là yếu tố nguy cơ chính. Ô nhiễm không khí và khói chất đốt cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Các bệnh đồng mắc và đợt kịch phát làm nặng thêm tình trạng bệnh. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới dẫn đến gánh nặng kinh tế xã hội ngày càng gia tăng.

Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng thay đổi cấp tính các biểu hiện lâm sàng: khó thở tăng, ho tăng, khạc đờm tăng và hoặc thay đổi màu sắc của đờm. Những biến đổi này đòi hỏi phải có thay đổi trong điều trị.

Một số triệu chứng hay gặp trong đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
– Khó thở tăng: Người bệnh khi vào đợt cấp thường có biểu hiện thở không thoải mái, cảm giác không đủ không khí để thở, cơn khó thở có xu hướng tăng dần, người bệnh cảm thấy khó thở ngay cả khi đang ngủ nghỉ ngơi. Đây cũng là một trong những triệu chứng rất thường gặp trong đợt cấp.

– Khạc đờm số lượng tăng hơn so với bình thường

– Thay đổi màu sắc của đờm: đờm chuyển vàng đục, xanh…

– Các triệu chứng toàn thân khác (sốt, đau ngực, rối loạn ý thức, thở khò khè, thở rít,…)

Nguyên nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
– Nguyên nhân trực tiếp thường gặp nhất gây đợt cấp là nhiễm khuẩn khí phế quản phổi cấp do virus hoặc vi khuẩn, chiếm khoảng 80% các trường hợp.

+ Các loại virus thường gặp: Rhinovirus, Influenza, Parainfluenza, Respiratory Syncytial Virus (Virus hợp bào RSV), Human Metapneumomia Virus, Picornaviruses, Coronavirus (Covid 19), Adenovirus,…

+ Các loại vi khuẩn thường gặp: Haemophilus Influenzae, Moraxella Catarrhalis, Staphylococcus Aureus, Streptococcus Pneumoniae,…

Một số nguyên nhân khác gây nên đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính như:
– Bệnh lý tim mạch: rối loạn nhịp tim, suy tim cấp.
– Sử dụng oxy quá liều
– Dùng các thuốc an thần, thuốc chẹn beta giao cảm.
– Không tuân thủ hoặc sử dụng thuốc không đúng cách để điều trị duy trì bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
– Ô nhiễm không khí (khói thuốc, tiếp xúc khói bụi nghề nghiệp, ozone…).
– Khoảng 1/3 số trường hợp đợt cấp không rõ căn nguyên.

Nguồn: sức khỏe đời sống
Link: https://suckhoedoisong.vn/phong-ngua-va-han-che-dot-cap-cua-benh-phoi-tac-nghen-man-tinh-trong-mua-he-169220720145512185.htm

Bài Viết Liên Quan
- Advertisment -

Bài Viết Phổ Biến

Translate »